Tư tưởng chính Aleksandr Ivanovich Oparin

Đầu năm 1922, tại một cuộc họp của Hiệp hội Thực vật Nga, lần đầu tiên ông đã đưa ra khái niệm về một sinh vật nguyên thủy phát sinh từ các hợp chất hữu cơ được hình thành theo con đường hoá học. Năm 1924, Ôparin chính thức đưa ra lý thuyết có ảnh hưởng của mình rằng sự sống trên Trái Đất phát triển thông qua sự tiến hóa hóa học dần dần của các phân tử carbon trong một "nồi súp nguyên thủy". Ông đề xuất các nguyên lý chính:

  • Không có sự khác biệt cơ bản về hoá học giữa một sinh vật sống và vật chất vô sinh, nói cách khác: không thể có cái gọi là "nguyên tố đặc trưng cho sự sống". Do đó, sự kết hợp phức tạp của cácchất trong cơ thể sống cùng với biểu hiện và tính chất đặc trưng của sự sống phải xuất hiện trong quá trình tiến hóa của vật chất.
  • Trái Đất nguyên thuỷ xa xưa đã có bầu khí quyển có tính khử mạnh, nhiều khí mêtan, amôniac, hyđrô và hơi nước, được xem là nguyên liệu thô cho sự tiến hóa ban đầu của sự sống.
  • Khi các phân tử phát triển và gia tăng về độ phức tạp, các tính chất mới ra đời và một trật tự hóa học mới được xây dựng chi phối các mối quan hệ hóa học hữu cơ phức tạp hơn, được xác định bởi sự sắp xếp không gian và mối quan hệ tương hỗ của các phân tử.
  • Ngay cả trong quá trình nguyên thuỷ chưa hề co sinh vật này, sự cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên như Đacuyn mô tả đã quyết định hình thức tổ chức vật chất trở thành đặc trưng của sinh vật sống.
  • Các sinh vật sống là các hệ thống mở, và do đó phải nhận năng lượng và vật liệu từ bên ngoài, và do đó không bị giới hạn bởi Định luật Nhiệt động lực học thứ hai (chỉ áp dụng cho các hệ thống kín trong đó năng lượng không được bổ sung).[2][4]

Ông đã mở rộng một cách hiệu quả lý thuyết tiến hóa ngược thời gian để giải thích làm thế nào các vật liệu hữu cơ và vô cơ đơn giản có thể kết hợp thành các hợp chất hữu cơ phức tạp hơn, sau đó có thể hình thành các sinh vật nguyên thủy. Đề xuất của ông rằng cuộc sống phát triển hiệu quả một cách tình cờ, thông qua sự phát triển từ các hợp chất hữu cơ tự nhân đôi đơn giản đến phức tạp, ban đầu gặp phải sự phản đối mạnh mẽ, nhưng đã nhận được sự hỗ trợ thử nghiệm (như thí nghiệm nổi tiếng năm 1953 của Stanley Miller và Harold Urey tại Đại học của Chicago), và đã được cộng đồng khoa học chấp nhận như một giả thuyết khoa học chung.[4]

Các lí thuyết của ông về vấn đề trên cùng với các tư tưởng tương tự của nhà khoa học Anh gốc Ấn Độ là John Burdon Sanderson Haldane, đã được gọi chung là "Học thuyết Ôparin-Hanđan".[5]

Ôparin (phải) và Anđrây Kursanôp (trái) tại phòng thí nghiệm enzyme, 1938. Cả hai, sau này đều được Huy chương Vàng Lômônôsôp.